Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ (08/3/1910-08/3/2024), 1983 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3 và 77 năm Ngày thành lập Trường Đảng tỉnh Bến Tre (Trường Chính trị Bến Tre) (07/3/1947-07/3/2024)!

Thứ sáu, 29 Tháng 3, 2024 - 01:37

Bài 2: Ý nghĩa, yêu cầu và nội dung của Cuộc vận động

Như đã trình bày ở Bài 1, cuộc vận động này chúng ta tiến hành trên cơ sở rút kinh nghiệm từ những thành công và chưa thành công qua 7 năm thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng và 3 năm thực hiện việc đẩy mạnh nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là một chủ trương lớn, vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cuộc vận động này tiến hành bằng việc kết hợp tất cả các giải pháp, trong đó giải pháp chính trị tư tưởng được xem là giải pháp chủ yếu. Thông qua cuộc vận động này, chúng ta tiến hành giáo dục trong toàn Đảng, đoàn viên, hội viên, thanh niên và nhân dân nhận thức sâu sắc về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

 

Người thưởng huy hiệu cho các chiến sĩ có nhiều chiến công ở Điện Biên Phủ.

Yêu cầu của cuộc vận động là phải nâng cao cho được nhận thức trong cán bộ, đảng viên về vị trí và tầm quan trọng về đạo đức của Đảng đối với vận mệnh của Đảng, vận mệnh của chế độ, vận mệnh của đất nước, đặc biệt là hạnh phúc của dân tộc. Qua đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong toàn xã hội, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, đảng viên có chức có quyền từ trung ương đến cơ sở, trong thanh niên, học sinh… nâng cao đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; đồng thời gắn với việc quản lý, giám sát về đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; quyết tâm đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên.

Dân tộc ta, Đảng ta có một diễm phúc rất lớn là có vị lãnh tụ vĩ đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác Hồ đã để lại cho Đảng ta, dân tộc ta một sự nghiệp vĩ đại, đó là sự nghiệp độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và một di sản tinh thần rất quý báu là tư tưởng Hồ Chí Minh, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Do đó, chúng ta phải quán triệt cho toàn thể cán bộ, đảng viên về tấm gương đạo đức của Bác Hồ để mọi người học tập noi theo.

Nội dung nghiên cứu, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cần tập trung nghiên cứu sâu tác phẩm “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”, tác phẩm “Di chúc” và tấm gương đạo đức của Người, tập trung vào các phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức phục vụ nhân dân, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng, lãng phí.

Yêu cầu quán triệt nữa là việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn liền với việc triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng, với cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng với phong trào thi đua yêu nước ở từng địa phương cơ sở.

Tin khác